Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Nhóm công cụ chỉnh sửa hình ảnh – Cọ vẽ Brush

Học thiết kế đồ họa không thể không nhắc tới các phần mềm đồ họa như : Photoshop, Corel, Illustrator, indesign. Hôm nay, mình xin chia sẻ những kiến thức cơ bản giúp bạn học photoshop tốt hơn.

Nhóm công cụ chỉnh sửa hình ảnh

Clone Stamp :





Dùng để sao chép hình ảnh





Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Clone Stamp.
  • Chọn cọ vẽ và ấn định các tùy chọn cọ vẽ.
  • Định rõ chế độ hòa trộn (Mode), độ mờ đục (Opacity) và diễn tiến nét vẽ.
  • Quyết định cách canh chỉnh pixel mẫu:
  • Nếu kiểm nhận mục Align: điểm nguồn sẽ luôn luôn được gióng với một khoảng cách cố định so với điểm đích (khi di chuyển điểm đích ra xa thì điểm nguồn cũng sẽ di chuyển theo với một khoảng cách đã được xác định từ ban đầu).
  • Nếu không kiểm nhận mục Align thì điểm nguồn sẽ luôn luôn cố định tại một vị trí.
  • Use all Layer: lấy mẫu dữ liệu từ mọi lớp
  • Bấm giữ phím Alt và kích lên hình ảnh để chọn điểm nguồn. (Nếu sử dụng công cụ này để xóa vết dơ thì ta nên xác định điểm nguồn là phần ảnh sạch gần với vùng ảnh dơ nhất).
  • Di chuyển con trỏ sang vị trí thứ hai (vùng ảnh dơ) rồi kích từng điểm một… (hãy xác định lại điểm nguồn khác nếu điểm nguồn cũ không còn thích hợp nữa).
  • Kết quả: sẽ sao chép vùng ảnh tại vị trí điểm nguồn sang điểm đích.
Lưu ý: Nếu lấy mẫu từ một hình ảnh và áp dụng cho một hình ảnh khác thì cả hai ảnh phải thuộc cùng chế độ màu.
Healing Brush :





Cho phép chấm sửa những chỗ chưa hoàn chỉnh. Tô vẽ bằng những pixel mẫu được chiết xuất từ hình ảnh hoặc họa tiết. Ngoài ra, công cụ này còn có thể so khớp mẫu kết cấu, độ sáng lẫn sắc thái của điểm ảnh mẫu so với điểm ảnh nguồn.
Kết quả: Các pixel chỉnh sửa hòa trộn liền lạc với phần ảnh còn lại.





  • Sampled: cho phép sử dụng Pixel từ hình ảnh hiện hành
  • Pattern: chọn Pixel từ mẫu họa tiết.
  • Quyết định cách canh chỉnh pixel mẫu
  • Bấm giữ phím Alt và kích lên hình ảnh để chọn điểm nguồn. (Nếu sử dụng công cụ này để xóa vết dơ thì ta nên xác định điểm nguồn là phần ảnh sạch gần với vùng ảnh dơ nhất).
  • Di chuyển con trỏ sang vị trí thứ hai (vùng ảnh dơ) rồi kích từng điểm một… (hãy xác định lại điểm nguồn khác nếu điểm nguồn cũ không còn thích hợp nữa).
Lưu ý: Nếu lấy mẫu từ một hình ảnh và áp dụng cho một hình ảnh khác thì cả hai ảnh phải thuộc cùng chế độ màu. (trừ trường hợp một trong số đó là ảnh Grayscale)
Nếu cần đảm bảo độ tương phản giữa các rìa nét vẽ của vùng đang chỉnh sửa, hãy chọn vùng trước khi áp dụng công cụ Healing Brush (để ngăn không cho màu tràn ra ngoài).
Patch :





Chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng những Pixel lấy từ hình ảnh khác hay từ họa tiết nào đó. Tương tự như Healing Brush, Patch tool cũng cho phép so khớp mẫu kết cấu, ánh sáng và sắc thái của pixel mẫu so với pixel nguồn.
Khi chấm sửa ảnh, nên chọn từng vùng ảnh nhỏ để ra kết quả chính xác hơn.





  • Source: Drag chọn một vùng ảnh dơ → đặt trỏ vào bên trong vùng chọn → drag sang vùng ảnh sạch gần nhất.
  • Destination: Drag chọn một vùng ảnh sạch gần vùng ảnh dơ nhất → đặt trỏ vào bên trong vùng chọn → drag đắp sang vùng ảnh dơ kề bên.
  • Ta có thể chỉnh sửa vùng chọn tương tự như thao tác với công cụ Lasso (bấm Shift để cộng thêm vùng chọn, bấm Alt để trừ bớt vùng chọn).
Blur :





Dùng để làm mờ các rìa hoặc vùng sắc nét trong hình ảnh để giảm bớt chi tiết.





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau.
  • Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ
  • Strength: áp lực phun của công cụ
  • Use All Layers: làm mờ hình ảnh được chứa trong các Layer đang hiển thị.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Blur
  • Xác lập các chế độ cần thiết trên thanh thuộc tính.
  • Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh.
  • Kết quả: hình ảnh sẽ bị mờ dần.
Sharpen :





Tập trung vào rìa mờ nhằm tăng độ sắc nét, dựa trên nguyên tắc làm tăng độ tương phản giữa các pixel nằm cạnh nhau.





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau.
  • Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ
  • Strength: áp lực phun của công cụ
  • Use All Layers: làm rõ nét hình ảnh được chứa trong các Layer đang hiển thị.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Sharpen
  • Xác lập các tùy chọn thích hợp trên thanh options
  • Kích và rê chuột liên tục lên hình ảnh
  • Kết quả: hình ảnh sẽ rõ nét ở các biên.
  • Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều công cụ này.
Smudge :





Mô tả hành động miết ngón tay qua vùng sơn ướt. Công cụ này lấy màu ở vị trí bắt đầu và đẩy nó theo hướng drag mouse.





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau
  • Mode: các chế độ hòa trộn của công cụ
  • Strength: áp lực làm nhòe của công cụ
  • Use All Layers: ảnh hưởng đến các Layer đang hiển thị.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Smudge
  • Kích và rê chuột trực tiếp lên hình ảnh theo hướng thích hợp.
Nếu kiểm nhận tùy chọn mục Finger Painting: quệt nhòe bằng màu foreground tại nơi bắt đầu từng điểm vẽ.
Dodge :





Dùng để làm tăng độ sáng cho hình ảnh.





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau
  • Range: Giới hạn vùng ảnh hưởng: Shadows: vùng tối; Midtones: vùng giữa tông; Highlights: vùng sáng.
  • Exposure: xác định độ sáng, giá trị càng lớn hiệu ứng càng mạnh.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Dodge
  • Xác lập các giá trị cần thiết trên thanh Options.
  • Kích và rê chuột lên trên hình ảnh
  • Kết quả: hình ảnh sẽ sáng dần trên vùng kích chuột.
Burn :





Làm tối hình ảnh





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau
  • Range: Giới hạn vùng ảnh hưởng: Shadows: vùng tối; Midtones: trung bình; Highlights: vùng sáng.
  • Exposure: xác định độ sáng, giá trị càng lớn hiệu ứng càng mạnh.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ Burn
  • Xác lập các giá trị cần thiết trên thanh Options.
  • Kích và rê chuột lên trên hình ảnh
Kết quả: hình ảnh sẽ tối dần trên vùng kích chuột.
Sponge :





Dùng để làm cho màu sắc của hình ảnh bão hòa hơn hoặc rực rỡ hơn.





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau
  • Mode:
    1. Desaturate: tùy chọn này cho phép làm giảm cường độ màu. (màu sắc chuyển dần qua xám).
    2. Saturate: tùy chọn này cho phép làm tăng cường độ màu (màu sắc rực rỡ).
Kết quả: hình ảnh sẽ thay đổi màu sắc khi rê chuột trên vùng hình ảnh.

Hộp thoại cọ (Brush)






Hộp thoại Brush (trên thanh option) là nơi thể hiện kích thước và các dạng đầu cọ khác nhau cho các công cụ vẽ và chỉnh sửa như Brush, Eraser, History Brush, CloneStamp, Healing Brush, Smudge…

Các dạng cọ mặc định

Mặc định cho hộp cọ Brush là một số các dạng cọ vẽ có kích cỡ và nét cọ cứng, mềm khác nhau.

Thư viện lưu trữ các cọ vẽ

Ngoài các dạng cọ vẽ mặc định, Photoshop còn có một số thư viện cọ Brush khác. Để tải các cọ vẽ này, ta chọn Menu Brush palette chọn lệnh Load Brush và theo đường dẫn sau:
  • C:> Program file > Adobe > Photoshop 7.0 > Preset. Brush > *.ABR.
  • Hoặc chỉ cần vào Menu Brush palette và chọn thư viện cọ Brush muốn load ở phần cuối của bảng (Assorted Brushes …→ Wet Media Brushes). Khi chọn một trong các thư viện cọ này các bạn sẽ thấy xuất hiện một câu thông báo:





  • Ok: Thư viện cọ mới sẽ thay thế thư viện cọ mặc định.
  • Append: Vẫn giữ lại hộp cọ hiện hành, thư viện cọ mới sẽ được ghi nối vào phía sau thư viện hiện hành.

Tự tạo nét cọ mới:

Dùng công cụ chọn vùng hình chữ nhật (Feather=0) → rê chọn một vùng hình ảnh muốn tạo nét cọ
Chọn Menu Edit\ Define Brush. Đặt tên cọ và nhấp Ok, nét cọ mới sẽ được cập nhật vào cuối thư viện cọ hiện hành.

Các lệnh trong Menu Brush Palette

  • New Brush Preset: tạo một cọ vẽ mới
  • Rename Brush: đổi tên cũ của cọ đang chọn sang tên mới
  • Delete Brushes: xóa bỏ cọ vẽ đang chọn.
  • Reset Brushes: trả lại chế độ mặc định cho hộp Brushes
  • Load Brushes: nhập cọ vẽ khác
  • Save Brushes: lưu các cọ hiện hành thành file *.ABR
  • Replace Brushes: thay nét cọ hiện hành có trong Brushes thành dạng cọ khác





Ngoài ra, ta còn có thể xác lập một số tùy chọn khác cho từng nét cọ Brush bằng cách kích biểu tượng Toggle the Brushes Palette




(ở góc trên bên phải của bảng Options) để thay đổi các hiệu ứng trên nét cọ.





  • Brush Tip shape: ấn định tùy chọn cho cọ vẽ:
    1. Master Diameter: kích cỡ cọ vẽ
    2. Use sample Size: sử dụng lại nét cọ vẽ ban đầu.
    3. Angle: góc lệch so với phương ngang của độ dài cọ vẽ hình Ellip
    4. Roundness: độ bo tròn của đầu cọ (100%: tròn, <100%: ellip)
    5. Hardness: độ sắc nét của nét cọ.
    6. Spacing: khoảng cách giữa các đầu cọ trong một nét vẽ.
  • Shape Dynamics: các kiểu tùy chọn khác của nét cọ (Control: Fade, Pen pressure,…)
  • Scattering: xác định độ phân tán, chi phối số lượng và vị trí hạt phun trên nét vẽ.
  • Texture: áp dụng mẫu họa tiết kết cấu vào nét vẽ
  • Dual Brush: sử dụng hai đầu cọ để tạo ra những nét vẽ. Ta xác định những tùy chọn cho đầu cọ thứ nhất với “Brush Tip Shape” và xác định cho đầu cọ thứ hai bắng “Dual brush”.
  • Color Dynamics: quản lý việc thay đổi màu sắc trên đường đi của nét vẽ.
  • Other Dynamics: dùng để tô màu trên đường đi của nét vẽ.
  • Noise: tạo hiệu ứng hạt xung quanh nét cọ mềm biên.
  • Wet Edges: sử dụng đường viền nét vẽ màu nước.
  • Shape Dynamics: thay đổi hình dáng nét cọ vẽ.
  • Airbrush: tạo hiệu ứng màu phun
  • Smoothing: tạo ra nét vẽ trơn
  • Protect texture: áp đặt cùng một loại họa tiết cho các đầu cọ khác nhau để đảm bảo tính đồng nhất.

Nhóm cọ Brush

Brush :





Là công cụ tô vẽ bằng màu foreground với nét cọ mờ dịu (hoặc nét cọ cứng).





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau (thư viện nét cọ)
  • Mode: các chế độ hoà trộn của cọ Brush
  • Opacity: độ trong suốt màu của cọ vẽ
  • Flow: áp lực phun màu của công cụ (giá trị càng lớn màu phun ra càng nhiều).
Muốn vẽ đoạn thẳng: Kích xác định điểm thứ nhất, nhả mouse, bấm giữ Shift và tiếp tục kích xác định điểm thứ hai.
Một số nét cọ Brush tiêu biểu:





Pencil :





Dùng để vẽ nét sắc, mảnh





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau (chỉ sử dụng đầu cọ cứng).
  • Mode: các chế độ hòa trộn
  • Opacity: xác định độ trong suốt của cọ
  • Auto Erase: nếu vẽ trên vùng có cùng màu với màu Foreground thì nét vẽ sẽ có màu cùng với màu Background. Nếu vẽ trên vùng không cùng màu với hộp Foreground thì nét vẽ có màu của Foreground.

Eraser

Dùng để tẩy xóa màn hình





Thao tác thực hiện:

Eraser

Chọn công cụ Eraser
Kích và rê chuột tự do lên hình ảnh





  • Brush: nơi chứa các loại cọ và kiểu cọ khác nhau
  • Mode:
    1. Brush: tẩy xóa hình ảnh với biên vùng xóa mềm hoặc sắc cạnh.
    2. Pencil: tẩy xóa hình ảnh với con trỏ hình tròn, biên vùng xóa sắc cạnh.
    3. Block: tẩy xóa hình ảnh với con trỏ hình vuông, biên vùng xóa sắc cạnh.
  • Eraser to History: Lấy lại ảnh gốc ban đầu.
  • Opacity: Cường độ vết tẩy

Background Eraser Tool:

Xóa các pixel hình ảnh để trả về màu trong suốt
Quan sát thanh Option
  •  Protect Foreground Color: những vùng hình ảnh có màu trùng với màu Foreground sẽ được bảo vệ không xóa
  • Sampling:
  • Continous: xóa tất cả các pixel màu kế cận khi drag mouse
  • One: xóa các pixel giống màu được click đầu tiên

Background Swatch:

Xóa các pixel giống màu Background

Magic Eraser Tool:

Tẩy xóa nền theo vùng màu tương đồng.

History :

Phục hồi hình ảnh trở về trạng thái ban đầu.
Thao tác thực hiện:
  • Chọn công cụ History Brush.
  • Kích và rê chuột liên tục trên hình ảnh.
Kết quả: xóa sạch tất cả những gì lấp lên trên hình ảnh.
Sử dụng History Palete (Menu Window\ History):
Lưu giữ các lệnh mà ta thực hiện lên hình ảnh từ lúc tập tin được mở. Biểu hiện từng dòng lệnh. Mặc định của Photoshop lưu trữ 20 bước, những thao tác xa hơn tự động được xóa để giải phóng bộ nhớ.
Tuy nhiên, nếu muốn ta vẫn có thể tăng, giảm số lần lưu trong palette History. Bằng cách:
  • Menu Edit\ References\ General
  • Nhập giá trị mới vào hộp số History States
  • Lưu ý: giá trị History State càng lớn thì càng chiếm nhiều bộ nhớ.





  • A: Create new document from current state: tạo một tập tin mới từ trạng thái hiện tại.
  • B: Create new Snapshot: giữ lại trạng thái hiện tại với một snapshot xuất hiện ở phía trên cùng của bảng History. Chức năng này rất hữu ích khi phục chế hình ảnh.
  • C: Delete Current State: xóa bỏ trạng thái hiện tại.
Art History





Cọ vẽ nghệ thuật





Chọn một trong các dạng cọ vẽ nghệ thuật trong danh sách Style và rê vẽ trực tiếp lên ảnh.
chúc các bạn học tốt !



Nghề vàng thời công nghệ số

Sự phát triển của công nghệ, các công cụ truyền thông, mạng xã hội góp phần tạo nên các phương thức truyền thông từ tĩnh sang động, từ offline sang online...
Nghề mới - cơ hội mới
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo một số ngành nghề mới phát triển. Thiết kế đồ họa là một trong những ngành phát triển nhanh và tạo nên sự thay đổi lớn của Việt Nam và thế giới.
Cụm từ thiết kế đồ họa là một cụm từ khá rộng bao gồm nhiều ngành nghề, thế nhưng khi nói đến đồ họa người ta thường nghĩ đến công việc như thiết kế logo, banner... Dựa trên các công cụ như Photoshop, corel ...
Đối với công việc này người học có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực như thiết kế thời trang, minh họa tạp chí, sách báo, kiến trúc, truyền thông, quảng cáo, làm phim ... Rất nhiều cơ hội cho người học lựa chọn. 
ngoài việc bắt đầu với mức lương khá cao thiết kế đồ họa còn mở ra công việc cho các bạn trẻ năng động nhất là sinh viên và kể cả những người đã đi làm.
Theo đuổi nghề dễ hay khó.
Bất kì một công việc nào muốn làm tốt cần phải có đam mê và nhiệt huyết và thiết kế đồ họa cũng vậy. Và thiết kế đồ họa quan trọng hơn ở sự sáng tạo, có sự sáng tạo cộng đam mê đồng nghĩa với việc bạn đã đi được một nửa con đường. Phần còn lại bạn cần chính là một môi trường học tập và làm việc tốt, năng động. Việc lựa chọn một môi trường học tập là rất quan trọng vậy nên bạn cần phải cân nhắc kĩ trước khi bước chân vào môi trường làm việc mới.
Có thể bạn biết những trung tâm khác tốt hơn nhưng môi trường làm việc và học tập không được thoải mái do cách dạy của người hướng dẫn, mối quan tâm của người dạy với người học...
Chúng tôi có điều gì bạn cần?
- Bạn đang hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh: Bạn muốn tự tay thiết kế demo sản phẩm, banner quảng cáo để quãng bá cho hoạt động kinh doanh của mình
- Bạn là giáo viên: Bạn muốn nâng cao kiến thức và tự thiết kế hình ảnh để trang trí cho bài giảng thêm sinh động
- Bạn là dân báo chí: Bạn muốn biết cách sắp xếp bố cục hình ảnh trang báo sao cho hợp lý và thu hút độc giả, sáng tạo hình ảnh cho trang báo thêm đọc đáo.
- Bạn làm kỹ sư xây dựng: Muốn thiết kế hình ảnh mẫu cac ngôi nhà biệt thự để gửi cho khách hàng hay đơn giản là các hình ảnh tạo cho cho bản vẽ của bạn thêm phần sắc sảo.
=>> Việt Tâm Đức đã thành công với rất nhiều khóa học đồ họa theo yêu cầu của học viên và tạo được niềm tin của quý học viên trên tất cả các lĩnh vực trên, nâng cao khả năng sáng tạo tự tay thiết kế các sản phẩm phục vụ công việc và mục đích riêng của mỗi người
Phương pháp học hoàn toàn đơn giản
Thực hiện phương pháp học duy nhất :Truyền đạt lý thuyết kết hợp thực hành ngay trên máy của học viên với tiêu chí "học để hiểu chứ không nhồi nhét để nhớ"
=> Kết thúc khóa học
- Học viên sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm từ cơ bản đến nâng cao: Corel, Photoshop, Adobe illustrator.
- Thiết kế in ấn quảng cáo, thiết kế logo, thiết kế Poster, Brochure, Cataloge, Banner, tờ rơi, thiết kế bao bì sản phẩm, các mẫu thiệp, các loại lịch, vẽ hoạt hình, tích hợp chuyển động cho Flash, xử lý hình ảnh, thiết kế album ảnh, thiết kế website,
- Tự tin nhận việc tại các công ty chuyên về thiết kế - in ấn - quảng cáo và thiết kế website.
- Tự mở cửa hàng hay công ty chuyên về thiết kế đồ họa – in ấn – quảng cáo....
Khóa học đồ họa theo yêu cầu là nơi mà bạn có thể học tất cả những gì mình muốn. hãy tham khảo khóa học có một không hai này. 

Tin khác:



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Tài liệu photoshop : Làm mịn da bằng photoshop

Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn 1 thủ thuật nữa trong photoshop giúp tài liệu photoshop của bạn phong phú hơn . Đầu tiên mình sẽ mở stock này ra và nhấn CTRL + J để nhân layer backgroud


Bước 1:
chọn layer vừa nhân lên ta chọn như hình



Ta chọn chế độ là Color và opacity là 100%
Bước 2: ta nhấn chuột phải vào layer vừa backgroud copy (layer các bạn vừa nhân lên lúc đầu) chọn Blending Options và thiết lập thông số như hình
Bỏ chọn Channels R và G

Bước 3: nhấn chuột phải lên biểu tượng hình bát quái ở dưới khung layer và chọn Curves

Tiếp theo ta chỉnh thông số Curves như hình blend mode vẫn là normal

Sau đó nhấn CTRL+SHIFT+ALT+E để tổng hợp thành một layer mới
Bước 4: Các bạn dùng công cụ Spot Healing Brush tool để xóa đi những vùng ảnh không đẹp

Bước 5: các bạn chọn như hình bên dưới và dùng brush để tô lên vùng d mặt, các bạn bỏ không tô lên vùng mắt, lỗ mủi, môi, chân mày và dưới cằm.

Sau đó nhấn lại nút số 1 như hình trên để bỏ vùng đỏ và tạo ra vùng chọn, sau đó các bạn nhấn CTRL +I để đảo vùng chọn vào da mặt của model.
Nhấn CTRL+J để tách vùng da mặt ra một vùng khác, và chúng ta sẻ được một vùng chọn chỉ chứa vùng da thôi.
Bước 6:
Các bạn nhấn CTRL + Click vào layer da mặt vừa nhân liên để có vùng chọn sau đó chọn Filter > Blur>Gaussian Blur và chọn thông số như hình.

Sau đó giảm Opacity xuống khoản 60->65 % là được.
Bước 7: bạn tạo layer mask và giảm opacity của brush xuống và xóa đi vùng như cổ hoặc chổ nào mờ quá bạn xóa đi để lấy lại nét, chú ý là giảm opacity xuống thấp để xóa như mong muốn.

sau khi xóa được như hình

Bước 8:
Các bạn nhấn CTRL+SHIFT+ALT+E để tổng hợp các layer lại
Sau đó các bạn nhấn CTRL+Click vào layer da mặt bên dưới để lấy vùng chọn và chọn lại layer vừa tổng hợp phía trên và nhấn CTRL+J để tạo vùng chọn da mặt
Sau đó các bạn chọn Filter > Orther > Hight Pass và được như hình dưới

Sau đó bạn chọn blend mode cho layer này là Linear Light và giảm Opacity là 5% Nhấn CTRL+D để bỏ Vùng chọn và nhần CTRL+SHIFT+ALT+E để tổng hợp các layer lại.
Kết quả cuối cùng chúng ta sẻ được như thế này

Vậy là xong chúc các bạn thành công.

Các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu photoshop khác tại đây :>> tài liệu photoshop




Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Những thủ thuật photoshop cho người mới

 Bạn có biết Photoshop không ? Bạn đã học đồ họa Photoshop Chưa ? Hôm nay, mình xin chia sẻ cho các bạn những thủ thuật photoshop cho người mới rất hữu ích.
 1. Di chuyển layer với phím Control
Bạn không cần thiết phải chọn lệnh Move tool để di chuyển layer vòng quanh. Đơn giản nhất là bạn chỉ cần giữ phím Control (với người dùng Windows) hoặc phím Command (với người dùng Mac) và click rồi kéo trên layer đó bằng chuột:
2. Ẩn các bảng Palettes với phím Tab
Các bảng lệnh palettes có làm vướng bạn không? Bạn có thể ẩn chúng tạm thời bằng cách nhấn phím Tab. Hoặc lấy chúng ra cũng chỉ bằng Tab.
10 thu thuat cho photoshop| hoc do hoa photoshop
    3. Chọn lựa tất cả các pixel trên một layer
Để chọn lựa tất cả các pixel (điểm ảnh) không trong suốt trên một layer (ngược với việc sử dụng “Select All” là chọn lựa toàn bộ layer), bạn hãy giữ phím Control (Windows) hoặc phím Command (Mac), rồi click trên layer đó trong bảng Layers Palette:
    4. Kích đúp chuột để mở các file ảnh
Để mở một file ảnh trong Photoshop, bạn không cần thiết phải mất công chọn File > Open hoặc nhấn tổ hợp phím Control+O – đơn giản bạn chỉ cần kích đúp chuột trên nền xám của cửa sổ Photoshop!
    5. Kéo thả các layer giữa các file ảnh
Bạn có thể copy một layer từ file ảnh này sang file ảnh khác bằng cách click trên layer đó trong bảng Layers palette rồi sau đó kéo nó qua bên cửa sổ của file ảnh thứ hai rồi thả chuột:
    6. Sử dụng Layer Sets
Phần này cho phép bạn tổ chức các layer vào trong các thư mục – nó rất hữu ích nếu bạn có nhiều layer trong một file ảnh tài liệu! Để tạo một Layer Set mới, click trên biểu tượng folder dưới đáy Layers palette, sau đó kéo các layer lên trên đỉnh của một layer set để đưa chúng vào trong Layer Set đó:
    7. Chế độ toàn màn hình Full Screen
Nếu bạn đang làm việc trên một hình ảnh lớn như một bức hình chẳng hạn, bạn có thể muốn nới rộng tối đa diện tích chỉnh sửa và vùng làm việc bằng cách nhấn phím F để chuyển qua một chế độ toàn màn hình (full screen) mà không có menu bar, và chế độ biên tập vẫn bình thường. Nếu bạn cũng sử dụng mẹo thứ 2 ở trên, và các phím tắt, bạn sẽ làm việc rất nhanh mà không cần tới menu hoặc các bảng palette. Muốn trở về các chế độ bình thường lại nhấn lại phím F!
    8. Dịch chuyển layer bằng bàn phím
Bạn có thể điều khiển chính xác vị trí của các layer bằng cách sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển các layer từ từ. Giữ phím Control (Windows) hoặc phím Command (Mac) rồi dùng phím up, down, left hoặc right để di chuyển layer mỗi lần một 1 pixel. Để di chuyển layer mỗi lần 10 pixels giữ thêm phím Shift key và làm tương tự.
    9. Chọn màu nhanh
Nhấn phím I để chọn công cụ Eyedropper tool, sau đó click lên một màu trên hình ảnh, nó sẽ là màu sử dụng để tô (foreground colour). Nhấn ALT và click để chọn màu nền (background color).
Bạn có thể cũng nhấn phím D để đưa màu tô và màu nền trở về các màu mặc định (đen và trắng), rồi nhấn phím X để chuyển đổi giữa màu tô và màu nền.
    10. Giữ cho đường vẽ được thẳng
Bạn có thể ép chuột di chuyển theo các góc gần nhất, hay dùng nhất như 45 độ hoặc 90 độ bằng cách giữ phím Shift trong khi click và kéo chuột. Công việc này được sử dụng cho rất nhiều công cụ như Paintbrush Tool, Line Tool và Move Tool. Rất tốt cho việc vẽ đường thẳng!
Mong rằng bài viết trên sẽ là tài liệu photoshop giúp các bạn học đồ họa photoshop tốt hơn.
Các bạn có thể tham khảo các khóa học đồ họa căn bản tại đây :